Có lẽ bạn không bị mất ngủ, bạn chỉ đang mắc hội chứng "trì hoãn giấc ngủ" mà thôi

“Trì hoãn giấc ngủ” – hội chứng phổ biến nhưng lại ít người biết Theo nhận định từ các nhà nghiên cứu giấc ngủ, người mắc hội chứng này sẽ t...

“Trì hoãn giấc ngủ” – hội chứng phổ biến nhưng lại ít người biết

Theo nhận định từ các nhà nghiên cứu giấc ngủ, người mắc hội chứng này sẽ thường đi vào giấc ngủ trễ hơn tối thiểu từ 1-2 tiếng so với giấc ngủ thông thường (khoảng thời gian kéo dài có thể chấp nhận được), xuất phát từ nguyên nhân rối loạn nhịp sinh học giấc ngủ. .Vào lúc này, “đồng hồ bên trong cơ thể” của mỗi người tạm mất khả năng điều chỉnh chu kỳ 24 giờ cho những sinh hoạt đời thường. Do đó, có một số sinh hoạt bạn sẽ chậm hơn so với người có nhịp sinh học bình thường.

Và khi mắc hội chứng này, dù cho rất mệt mỏi, bạn sẽ phải mất cả khoảng thời gian đáng kể để nhắm mắt dù ngày hôm đó bạn đã cố gắng ngủ sớm hơn. Kết quả là ngày hôm sau, bạn phải “vật lộn” để thức dậy đúng giờ, trường hợp này nếu diễn ra thường xuyên sẽ tạo thành thói quen cho cơ thể, làm ảnh tiêu cực đến đời sống và công việc của bản thân.

Co le ban khong bi mat ngu, ban chi dang mac hoi chung

Dù đã rất mệt mỏi và muốn ngủ, người bị trì hoãn giấc ngủ phải mất một khoảng thời gian để có thể nhắm mắt (Ảnh: Shutterstock)

Sự thật thì có rất nhiều người mắc phải hội chứng này nhưng ít ai biết đến nó, họ chỉ nghĩ đơn giản là họ đang bị mất ngủ thôi. Về cơ bản, người mắc chứng trì hoãn giấc ngủ sẽ không giống như người bị mất ngủ, nhưng cũng không phải là “cú đêm”. Theo định nghĩa, người mất ngủ sẽ là kiểu khó đi vào giấc ngủ, ngủ ngắn, ngủ chập chờn hoặc là không thể ngủ. Còn “cú đêm” là tự lựa chọn thức khuya, ngủ trễ và hoàn toàn chủ động được với giấc ngủ của mình, có thể ngủ vào lúc nào mình muốn. Riêng với người “trì hoãn giấc ngủ”, họ vẫn có thể ngủ bình thường nhưng chỉ đơn giản là buộc phải ngủ trễ (ngay cả khi cơ thể mệt mỏi) vì sự xáo trộn của đồng hồ sinh học.

Bạn sẽ biết mình đang bị DSPD khi nhận thấy những dấu hiệu sau

1. Khó chìm vào giấc ngủ và thức dậy đúng giờ

Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là việc bạn khó đi vào giấc ngủ hơn, do sự xáo trộn trong nhịp sinh học khiến bạn luôn có suy nghĩ rằng chưa đến giờ ngủ và bạn vẫn cần thức thêm lúc nữa. Và như lẽ dĩ nhiên, vấn đề kéo dài giấc ngủ này sẽ làm bạn khó có thể thức dậy đúng giờ vào ngày hôm sau.

2. Buồn ngủ vào ban ngày, khó tập trung

Ngủ muộn nhưng lại phải thức dậy sớm, sẽ không lấy làm lạ nếu bạn cảm thấy buồn ngủ vào buổi sáng. Ngủ không đủ giấc sẽ khiến bạn vô cùng mệt mỏi, đặc biệt là khi bạn đang phải làm những công việc đòi hỏi sự tập trung cao. Thế nên, bạn sẽ hay lơ đãng, kém chú ý, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất lao động hay kết quả học tập.

Co le ban khong bi mat ngu, ban chi dang mac hoi chung

Thức khuya nhưng phải dậy sớm, việc thiếu ngủ sẽ làm bạn mệt mỏi, kém chú ý khi làm việc hay học tập (Ảnh: Internet)

3. Dễ cáu gắt, hay căng thẳng

Nếu không thể duy trì giấc ngủ khoa học như bình thường, chúng ta rất dễ rơi vào trạng thái lo lắng, căng thẳng vì khó thức dậy đúng giờ. Tình trạng này nếu xảy ra thường xuyên, tâm lý của ta sẽ dần trở nên bất ổn, dễ cáu gắt, trí nhớ kém, và có khả năng mắc bệnh trầm cảm.

Bạn có thể làm theo 3 biện pháp sau để cải thiện giấc ngủ của mình và loại bỏ dần hội chứng này

1. Hãy luôn dành thời gian để tập thể dục: thường xuyên tập luyện không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, việc vận động sẽ làm cơ thể bạn tiêu hao nhiều năng lượng dư thừa, khiến bạn mệt và muốn được nghỉ ngơi sớm hơn.

2. Tái thiết lập đồng hồ sinh học: bạn cần xác định rõ ràng đâu là thời điểm bạn làm việc, vui chơi và nghỉ ngơi, đồng thời nghiêm túc làm theo các quy tắc giờ giấc đã đặt ra để tái thiết lập nhịp sinh học. Ngoài ra, trước thời điểm đi ngủ khoảng 15 phút, bạn nên tránh xa màn hình điện thoại, máy tính để tránh ánh sáng xanh làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, tắt mọi thông báo điện thoại, hạn chế tối đa công việc vào buổi tối. Khoảng thời gian đầu, ta có thể vẫn sẽ bị khó ngủ như bình thường, tuy nhiên, cơ thể bạn dần sẽ thích ứng và quen với khung giờ bạn đặt ra.

3. Giữ tâm trạng an yên, đầu óc nhẹ nhàng: có thể thực hành các bài tập vận động trong tư thế nằm thông qua thiền hoặc yoga, ngoài ra, đọc sách, nghe nhạc nhẹ cũng là một phương pháp ru ngủ hiệu quả mà bạn nên thử.

Nhìn chung, tuy hội chứng rối loạn giấc ngủ bị trì hoãn không để lại nhiều hệ quả nặng nề như bệnh mất ngủ nhưng lâu dần sẽ có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người mắc phải. Do đó, ngay khi phát hiện các vấn đề về giấc ngủ, bạn cần chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và chữa trị dứt điểm.

COMMENTS

Tên

Blogsứckhỏe360.vn,70,
ltr
item
Blogsứckhỏe360.vn: Có lẽ bạn không bị mất ngủ, bạn chỉ đang mắc hội chứng "trì hoãn giấc ngủ" mà thôi
Có lẽ bạn không bị mất ngủ, bạn chỉ đang mắc hội chứng "trì hoãn giấc ngủ" mà thôi
https://uploads-ssl.webflow.com/622315743cc83ce5ca6c97e4/626261b21b3fd02c46c9c120_wps1836.tmp.jpeg
Blogsứckhỏe360.vn
https://www.xn--blogsckhe360-fm6fym.vn/2022/04/co-le-ban-khong-bi-mat-ngu-ban-chi-ang.html
https://www.xn--blogsckhe360-fm6fym.vn/
https://www.xn--blogsckhe360-fm6fym.vn/
https://www.xn--blogsckhe360-fm6fym.vn/2022/04/co-le-ban-khong-bi-mat-ngu-ban-chi-ang.html
true
320730950150926208
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Readmore Reply Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU LABEL ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS CONTENT IS PREMIUM Please share to unlock Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy